You are currently viewing Hướng dẫn giải SGK Tin học 10 KNTT – Bài 18

Hướng dẫn giải SGK Tin học 10 KNTT – Bài 18

Giải bài tập SGK tin học lớp 10 – kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 18 – Các lệnh vào ra đơn giản

 

Câu hỏi trang 98

Xác định kiểu và giá trị của các biểu thức sau:
a) “15+ 20-7”
b) 32 > 45
c) 13!= 8 + 5              
d) 1 == 2

Trả lời:

a) – Kiểu: str; – Giá trị: “15+ 20-7”
b) – Kiểu: bool; – Giá trị: False
c) – Kiểu: bool; – Giá trị: False
d) – Kiểu: bool; – Giá trị: False

Câu hỏi trang 99
1. Mỗi lệnh sau sẽ trả lại các giá trị nào?
a) str(150)
b) int("1110")
c) float("15.0")

2. Lệnh nào sau đây sẽ báo lỗi?
A. int( "12.0") 
B. float(13+l) 
C. str(17.001)

Trả lời:

Câu 1:
a) Trả về xâu: “150”
b) Trả về số nguyên 1110
c) Trả về số thực 15.0

Câu 2:
a) Báo lỗi: Không thể chuyển xâu chứa số thực 12.0 về số nguyên
b) Kết quả: 14.0
c) Kết quả: “17.001”

Câu hỏi luyện tập trang 100

1. Những lệnh nào trong các lệnh sau sẽ báo lỗi?
a) int(“12+45”)
b) float(123.56)
c) float(“123,5.5”)

2. Vì sao khi nhập một số thực cần viết lệnh float (input ())?

Trả lời:

Câu 1:
a) Báo lỗi vì không thể chuyển 1 xâu có biểu thức thành số nguyên
b) Kết quả: 123.56
c) Báo lỗi vì xâu “123,5.5” không đúng định dạng số thực

Câu 2: Vì lệnh input sẽ trả lại xâu nên dùng lệnh float() để chuyển số nhập vào về dạng số thực.

Bài tập vận dụng trang 100

1. Viết chương trình nhập giá trị ss là số giây từ bàn phím. Thông báo ra màn hình thời gian ss giây này sau khi đồi thành thời gian tính bằng ngày, giờ, phút, giây.
2. Viết chương trình nhập ba số thực dương a, b, c và tính chu vi, diện tích của tam giác có độ dài các cạnh là a, b, c (a, b, c > 0 và thoả mãn bất đẳng thức tam giác).
Gợi ý: Công thức Heron tính diện tích tam giác:  với p là nửa chu vi tam giác.

Trả lời

Câu 1:

ss=int(input("Nhập số giây: "))
ngay,s=ss//86400,ss%86400
gio,s=s//3600,s%3600
phut,giay=s//60,s%60
print(ss,"giây=",ngay,"ngày",gio,"giờ",phut,"phút",giay,"giây")

Câu 2:

a=float(input("Nhập số dương thứ nhất: "))
b=float(input("Nhập số dương thứ hai: "))
c=float(input("Nhập số dương thứ ba: "))
p=(a+b+c)/2
S=(p*(p-a)*(p-b)*(p-c))**0.5
print("Chu vi tam giác là ",2*p)
print("Diện tích tam giác là ",S)

Để lại một bình luận