GIẢI BÀI TẬP SGK TIN HỌC 10 KNTT
BÀI 3. MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU VÀ DỮ LIỆU VĂN BẢN
1. Theo em số căn cước công dân có kiểu số hay kiểu văn bản?
2. Kiểu số thực thường dùng để biểu diễn các số có phần thập phân (phần lẻ). Em hãy cho ví dụ một loại hồ sơ có dữ liệu kiểu số thực.
TRẢ LỜI
1. Bản chất của căn cước công dân là dữ liệu văn bản.
2. Một vài loại hổ sơ có dùng đến số có phần thập phân, tương ứng với kiểu số thực: điểm trung bình trong học bạ của HS hay hệ số lương của cán bộ, viên chức.
1. Mã nhị phân và mã thập phân của các ki tự S, G, K trong bảng mã ASCII là gì?
2. Trong bảng mã Unicode tiếng Việt, mỗi kí tự được biểu diễn bởi bao nhiêu byte?
A.1 byte.
B. 2 byte.
C. 3 byte.
D. từ 1 đến 3 byte.
TRẢ LỜI
1. Mã nhị phân (và mã thập phân – chính là số thứ tự trong bảng) của các kí tự S, G, K trong bảng ASCII lần lượt là: 01010011 (83), 01000111 (71) và 01001011 (75).
2. Phương án D.
1. Giấy chứng nhận sở hữu xe máy có các thông tin nêu ở cột bên trái của bảng sau. Hãy ghép mỗi thông tin ở cột bên trái với kiểu dữ liệu thích hợp ở cột bên phải.
2. Câu trả lời nào đúng cho câu hỏi “Tại sao cần có Unicode? “
A. Đề đảm bảo bình đẳng cho mọi quốc gia trong ứng dụng tin học.
B. Bảng mã ASCII mã hoả mỗi kí tự bởi 1 byte. Giả thành thiết bị lưu trữ ngày càng rẻ nên không cần phải sử dụng các bộ kí tự mã hoá bởi 1 byte.
C. Dùng một bảng mã chung cho mọi quốc gia, giải quyết vấn đề thiếu vị trí cho bộ kí tự của một số quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng nhiều ngôn ngữ đồng thời trong cùng một ứng dụng.
D. Dùng cho các quốc gia sử dụng chữ tượng hình.
TRẢ LỜI
1.
Thông tin | Kiểu dữ liệu |
Ảnh | Hình ảnh |
Số | Số |
Họ tên | Văn bản |
Ngày sinh | Số |
Quốc tịch | Văn bản |
Nơi cư trú | Văn bản |
2. Phương án C
VẬN DỤNG
1. Dựa trên bảng mã ASCI I, Việt Nam xây dựng bảng mã VSCIi (Vietnamese Standard Code for Information interchange), còn gọi là TCVN 5712:1993. Hãy tìm hiểu bảng mã này trên Internet theo những gợi ý sau:
– Bảng mã có đủ cho tất cả các kí tự tiếng Việt không?
– Bảng mã có bảo toàn bảng mã ASCII 7 bit không?
2. Có hai bộ gõ tiếng Việt rất thông dụng là UniKey và VietKey. Nếu mở bảng điều khiền của hai phần mềm này ta sẽ thấy rất nhiều bảng mã tiếng Việt trong đó có TCVN3. Em hãy tìm hiểu trên Internet để biết bảng mã TCVN3 là gì.
TRẢ LỜI
1. Bảng mã VSCII trong bộ tiêu chuẩn TCVN/5712:1993.
Do chữ Việt có tới 134 kí tự không có sẵn trong bảng mã ASCII, đó là chưa kể chính các dấu thanh cũng được coi là “mặt chữ” khi phải diễn tả các hình ảnh dấu một cách độc lập nên VSCII đã phải lấy thêm một số vị trí ở đẩu bảng ASCII như bảng dưới đây. VSCII đã không bảo toàn được bảng mã ASCII.
Trong bảng ASCII các mã ở hai dòng đầu dùng làm mã điều khiển. Có thể dùng các vị trí đó để mã hoá chữ Việt với mục đích đọc hay in ấn nhưng trong một số ứng dụng có thể gây nhầm lẫn với ý nghĩa của mã điều khiển. Ví dụ mã số 2 “00000010” là mã STX (Start of Text) được hiểu là tín hiệu bắt đầu truyền một chuỗi kí tự, còn mã số 4 “00000100” EOT (End of Text) được hiểu là tín hiệu báo hết chuỗi kí tự được truyền được thay tương ứng bởi các kí tự Việt “Ụ” hay “ừ” có thể gây hiểu nhầm. Trong một ứng dụng truyền văn bản thì chỉ dãy chữ nằm giữa “Ụ” và “ừ” được truyền còn chính hai kí tự đó sẽ bị mất.
2. Hãy gõ một câu tiếng Việt Unicode có các nguyên âm có dấu và lần lượt thử với các phông khác nhau.
Phông chữ cần thể hiện đúng kí tự và có một phong cách đặc trưng, thống nhất cho cả bộ chữ. Bộ phông hỗ trợ tiếng Việt đầy đủ không chỉ là cho đúng mặt chữ, mà phải đảm bảo được phong cách đặc trưng của nó.
Ngoài bộ phông Times New Roman, còn nhiều bộ phông khác hỗ trợ đẩy đủ tiếng Việt Unicode theo một phong cách thống nhất như Arial, Calibri, Tahoma, Adobe và nhiều phông khác nữa.