DỰ ÁN KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP THPT
HỌC SINH TRƯỜNG THPT ANH HÙNG NÚP VỚI VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Đề tài KHKT cấp THPTCác bạn bấm vào biểu tượng ở trên để xem trang tiếp theo hoặc trang trước đó
Trên đây là phần đầu của đề tài, để tải bản đầy đủ các bạn bấm vào link cuối bài viết.
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
Bản sắc văn hóa dân tộc là hạt nhân sáng tạo của tinh thần dân tộc, truyền từ đời này sang đời khác, bảo đảm cho sự trường tồn của dân tộc ấy. Nhắc đến một dân tộc là nhắc đến nền văn hóa của dân tộc ấy. Bản sắc văn hóa dân tộc trong mối quan hệ với xã hội là dân tộc tự khẳng định mình trước cộng đồng nhân loại. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. ` Huyện Kbang vốn được xem là cái nôi văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên, với gần 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, là vùng đất anh hùng trải qua nhiều thăng trầm trong kháng chiến và dần phát triển đến tận bây giờ. Cùng với bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, thu hút khách du lịch thì nơi đây còn nhận được sự ưu ái của mẹ thiên nhiên với cảnh quan hùng vĩ, rừng rậm xanh ngát, cùng những thác nước nguyên sơ thi vị. Ngày nay, Kbang đang tự tin khoác trên mình tấm áo mới và trở thành một trong những địa phương giàu tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Gia Lai. Đến với KBang sẽ giúp bạn nhận ra trước mắt một vẻ đẹp rừng núi tuyệt đẹp, vẹn nguyên mà vẫn đầy màu sắc văn hóa, truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.Vậy nên đã đến lúc chúng ta cần hành động nhiều hơn nữa để nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề này, đã đến lúc học sinh cần được các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ định hướng rõ ràng, có những biện pháp phù hợp hướng HS trở về với nguồn cội, gìn giữ những nét đặc sắc của bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương. Chính vì vậy việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phải gắn liền phát triển du lịch. Trong đó, cần bảo vệ, tôn trọng ý kiến, đề cao vai trò của cộng đồng. Tôn trọng người dân làm du lịch, không nhất thiết người dân phải bỏ kinh tế truyền thống chạy theo du lịch mà có thể tiến hành song song hai Trang 5 hoạt động; làm du lịch theo hướng trải nghiệm; phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng tính đặc thù của mỗi tộc người để tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo. Từ câu nói của Bác Hồ: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”, có thể nói rằng, bản sắc văn hóa Việt thời nay tồn tại hay không tồn tại cũng một phần trông mong, cậy nhờ vào thế hệ trẻ. Chúng em ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này cùng với đó là sự phát triển du lịch để phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Xuất phát từ thực tế đó đề tài ” Học sinh trường THPT Anh Hùng Núp với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương” đã được chúng em lựa chọn, nghiên cứu và hoàn thành.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tại địa phương, đánh giá nhận thức và thái độ đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch tại địa phương của HS trường THPT Anh Hùng Núp, xã Kông Lơng Khơng, thị trấn Kbang, tỉnh Gia Lai. Trên cơ sở đó, tiến hành đề xuất các giải pháp trọng tâm tác động tới quá trình nhận thức và thái độ của học sinh. b. Nhiệm vụ nghiên cứu – Đánh giá thái độ và nhận thức của học sinh đối với vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương – Tiến hành các phân tích cụ thể về nhận thức và thái độ của học sinh trường THPT Anh Hùng Núp từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về nhận thức và thái độ đối với vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương của HS trường THPT Anh Hùng Núp, xã Kông Lơng Khơng, thị trấn Kbang, tỉnh Gia Lai. Bao gồm học sinh lớp 10, 11, 12 ở độ tuổi từ 15 – 18 tuổi. Đề tài nghiên cứu giới hạn thực hiện đối với học sinh trường THPT Anh Hùng Núp, xã Kông Lơng Khơng, thị trấn Kbang, tỉnh Gia Lai
- Phạm vi nghiên cứu – Phạm vi không gian:
+ Làng Stơr, xã Tơ tung, huyện Kbang, Huyện Kbang , tỉnh Gia Lai.
+ Làng MơHra, xã Kông Lơng Khơng, Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Trang 6
+ Trường THPT Anh Hùng Núp, xã Kông Lơng Khơng, Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
– Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong học kì I năm học 2019 – 2020.
– Phạm vi nội dung:
+ Đề tài thực hiện trong phạm vi nghiên cứu về nhận thức và thái độ của học sinh HS trường THPT Anh Hùng Núp, xã Kông Lơng Khơng, thị trấn Kbang, tỉnh Gia Lai về nhận thức và ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương.
+ Các vấn đề được đề cập trong nghiên cứu bao gồm các nội dung về thực trạng phát triển du lịch tại địa phương , đánh giá nhận thức, thái độ của học sinh, từ đó đưa ra một số giải pháp giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương hiện nay. Trang 7
- CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
– Liệu HS THPT đã có những hiểu biết cơ bản các khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch, du lịch cộng đồng chưa? – HS THPT biết gì về tình hình bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT, phát triển du lịch tại huyện Kbang? – Thái độ, nhận thức của các bạn HS sẽ như thế nào khi bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng bị mai một, để phát triển du lịch tại địa phương? – Các bạn có đưa ra những giải pháp gì đối với các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể, nhà trường trong việc nâng cao nhận thức và thái độ của mình trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT gắn với phát triển du lịch tại địa phương? – Để trả lời cho các câu hỏi đó phải tiến nghiên cứu tổng quan những vấn đề gì? Tiến hành như thế nào? Đây là vấn đề đặt ra mà chúng em phải nghiên cứu giải quyết trên cơ sở thực tiễn. Trang 8
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quan điểm phương pháp luận chỉ đạo quá trình nghiên cứu là đảm bảo tính hệ thống – cấu trúc, tính biện chứng, tính lịch sử – logic, tính khách quan và tính thực tiễn.
- Nhóm phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
- Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu, phân tích khái quát các văn bản, tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận, xác định cách thức và phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.1. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ.
Nghiên cứu hồ sơ, số liệu cụ thể, các tổng kết đánh giá, các kết quả thu được qua các chương trình hành động của các ban ngành liên quan, tình hình nhận thức về việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương trong học sinh (tài liệu do phòng thống kê, phòng văn hóa huyện Kbang, Phòng Văn hóa xã Tơ Tung, xã Kông Lơng Khơng cung cấp). Qua đó thấy được những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương.
2.2. Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp này dùng để hỗ trợ cho kết quả nghiên cứu được chính xác hơn. Tìm hiểu sâu về thái độ của học sinh với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương thông qua việc phỏng vấn có định hướng từ trước. Phỏng vấn học sinh của trường THPT Anh Hùng Núp. Phỏng vấn giáo viên, chính quyền địa phương: Tìm hiểu về thái độ, kết quả các hoạt động giáo dục của nhà trường, địa phương và các biện pháp nâng cao nhận thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương.
2.3. Phương pháp quan sát.
Quan sát việc tổ chức các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương.
2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
Tham khảo ý kiến chuyên gia và người hướng dẫn du lịch bản địa nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương.
2.5. Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi.
Trang 9 – Xây dựng phiếu điều tra học sinh: Chủ yếu điều tra, tìm hiểu nhận thức của các em học sinh về vấn đề nâng cao nhận thức về việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương
2.6. Phương pháp thống kê toán học.
Sau khi thu thập được nhiều dữ liệu, thống kê theo từng đề mục, nội dung cần nghiên cứu. Xử lí các số liệu và đánh giá hiệu quả nhận thức việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương của học sinh. Trang 10
- NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
CHƢƠNG 1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thực trạng công tác bảo tồn, khai thác và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch huyện Kbang.
1.1 Công tác bảo tồn, khai thác và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong Kế hoạch phát triển du lịch huyện Kbang đã đưa ra những nội dung về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc như sau:
– Tập trung phục dựng 04 lễ hội chính đó là: “Lễ mừng nhà rông mới” tại làng Mơ Hra, xã Kông Lơng Khơng, “Lễ mừng lúa mới” tại làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, “Lễ thổi tai” tại Làng Leng, xã Tơ Tung, khôi phục một số nghề thủ công truyền thống của các dân tộc như dệt thổ cẩm, tạc tượng, đan lát…
– Xây dựng và phát huy các đội cồng chiêng trong đó có đội cồng chiêng nhỏ tuổi trong các làng dân tộc Bahnar. Đến nay đã có 90 đội văn nghệ dân gian và đội cồng chiêng thường xuyên tổ chức tập luyện, đặc biệt đã xuất hiện nhiều đội cồng chiêng trong lứa tuổi thanh thiếu nhi, cồng chiêng nữ.
– Duy trì việc tổ chức Ngày Hội du lịch huyện Kbang với quy mô và hình thức đa dạng, tiếp tục sưu tầm phục dựng các loại hình nghệ thuật dân gian của dân tộc Bahnar, kết hợp các loại nhạc cụ truyền thống với hiện đại để xây dựng các tiết mục văn nghệ, cồng chiêng phục vụ du khách. Từ đó đã tạo được điểm nhấn cho công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo, kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội quan tâm tham gia gìn giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.
– Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể để khai thác trong các tour du lịch như: các làn điệu dân ca Bahnar, trình diễn nhạc cụ dân tộc, các môn thể thao, trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Trên địa bàn huyện đã có 04 di tích được công nhận, trong đó có 02 di tích cấp quốc gia và 02 di tích cấp tỉnh, trong năm huyện đầu tư 148.200.000 đồng để trùng tu, tôn tạo, nâng cấp và sửa chữa đối với các điểm di tích lịch sử; khảo sát, xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể của các dân tộc ít người trên địa bàn huyện. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các thiết chế văn hóa thể thao được đầu tư tại Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao bước đầu thu hút đông đảo lực lượng TTN và nhân dân tham gia. Tổ chức mở 06 lớp truyền dạy cồng chiêng và chỉnh chiêng cho 65 nghệ nhân. 1.2 Công tác phát triển du lịch. Không chỉ là vùng đất anh hùng trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ mà huyện Kbang còn được biết đến như là cái nôi về văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung. Trải qua bao thăng trầm, Kbang hôm nay đang khoác trên mình tấm áo Trang 11 mới và trở thành một trong những địa phương giàu tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh nhà. Là nơi hội tụ được nhiều dân tộc anh em từ nhiều vùng miền của đất nước đến sinh sống mang theo nhiều bản sắc văn hóa đan xen của nhiều vùng miền khác nhau góp phần làm phong phú và đa dạng các loại hình văn hóa phục vụ cho các dịch vụ du lịch. Đặc biệt qua hai lần tổ chức thành công Ngày hội du lịch thì hình ảnh Kbang ngày càng vươn xa, trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều du khách. Các điểm du lịch để hình thành các tour du lịch trong tỉnh, tiêu biểu như:
– Di tích lịch sử “Làng kháng chiến Stơr”
– Di tích lịch sử “Căn cứ địa cách mạng khu 10 xã Kroong”
– Thác Kon Lốc, thác Kon Bông, xã Đakrong.
– Khu BTTN Kon Chư Răng.
– Làng Chiêng, thị trấn Kbang.
– Làng Mơ Hra.
Bên cạnh đó còn rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh tới thăm quan và trải nghiệm. Tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện ngày càng được khai thác phát huy hiệu quả góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Với đặc thù là một huyện có nhiều tài nguyên rừng và đất rừng, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, nhiều ghềnh thác, sông suối đẹp, hùng vĩ, thơ mộng, là huyện có các di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh đã được công nhận cùng với đó là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di tích văn hóa phi vật thể của nhân loại… đây là một trong những yếu tố đặc sắc để xây dựng các tour du lịch về lịch sử – văn hóa. Cùng với sự quảng bá du lịch, Đảng bộ và chính quyền huyện Kbang đã tạo mọi điều kiện, cơ hội để các đối tác trong và ngoài tỉnh hợp tác, đầu tư, xây dựng góp phần mạnh mẽ hơn trong công tác xúc tiến du lịch. Trong năm đã thu hút gần 10.000 lượt khách đến tham quan, tìm hiểu, du lịch và trải nghiệm, có trên 16.000 lượt chia sẻ trên các trang mạng xã hội về tiềm năng du lịch của huyện. Đây là cơ hội hết sức thuận lợi để huyện khai thác tiềm năng du lịch sẵn có ở địa phương. “Tiềm năng du lịch ở đây như một nàng công chúa đang say ngủ và cần được đánh thức”-Bí thư Huyện ủy Kbang Trương Văn Đạt nhận định như vậy khi nói về du lịch của địa phương. Quả thật, Kbang là huyện có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, song để “ngành công nghiệp không khói” nơi đây phát triển thì sự năng động của lãnh đạo địa phương, tâm và tầm của nhà đầu tư là điều rất cần. ước tính trong năm 2019, đã thu hút trên 30.000 lượt người đến với huyện. Đặc biệt trong 2 năm qua, huyện đã tổ chức thành công Ngày Hội Du Lịch Kbang. Được biết, ngoài các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc của đồng bào Bahnar và các dân tộc thiểu số khác sinh sống trên địa bàn Gia Lai, Ngày Trang 12 hội Du lịch còn là dịp trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng nông nghiệp, sản phẩm văn hóa truyền thống, ẩm thực đặc trưng của địa phương. Theo đó sẽ có gần 80 gian hàng trưng bày hàng ngàn sản phẩm thuộc các nhóm hàng: nông sản-đặc sản rừng, trái cây, rau sạch, thực phẩm, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, hàng thủ công truyền thống, ẩm thực và hàng tiêu dùng… Điểm nhấn của Ngày hội Du lịch năm nay là các tour du lịch 2 ngày 1 đêm với chủ đề “Kbang-Điểm đến du lịch” gồm nhiều điểm đến như: Di tích lịch sử làng kháng chiến Stơr và Nhà lưu niệm anh hùng Núp, Đền tưởng niệm liệt sĩ Ka Nak, thác Đak Bok, Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong, thác Kon Bông, di tích Vườn mít, cánh đồng cô Hầu, Di tích lịch sử vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập, thác 50… Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của du khách, có thể chọn các điểm đến phù hợp giúp du khách vừa tìm hiểu văn hóa, lịch sử vừa kết hợp du lịch sinh thái. Tham gia Ngày hội du lịch Kbang, khách du lịch còn được khám phá các hoạt động với nhiều nội dung đa dạng, phong phú và sinh động; được đắm mình trong tiếng cồng chiêng vui nhộn mà sâu lắng; được thả mình thưởng thức các giai điệu múa hát, độc tấu, hòa tấu ngọt ngào của các loại nhạc cụ dân tộc; xem trình diễn trang phục truyền thống đa sắc màu của các dân tộc trên địa bàn huyện; được trải nghiệm thực tế các môn thể thao của đồng bào dân tộc thiểu số, các trò chơi dân gian, loại hình nghệ thuật độc đáo; tham quan mua sắm tại các gian hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, thưởng thức ẩm thực đặc trưng của núi rừng Kbang.
…